Bồ Đề Đa La là con trai thứ ba của vua Hương Chí, dòng Sát Đế Lợi, Nam Thiên Trúc. Về sau, đổi là Bồ Đề Đạt Ma, nghĩa là đã thông lượng đối với các pháp. Với nỗi niềm thổn thức trước những biến thiên của cuộc đời, trước nỗi đau muôn thuở của kiếp người trong dòng chảy vô thường mà Ngài phát tâm xuất gia, tìm cầu sự giác ngộ. Ngài “nuôi chí cầu pháp Đại thừa, trút lớp áo trắng cư sĩ khoác lên chiếc áo nâu sòng, quyết làm hưng thạnh hạt giống Thánh. Thoải mái trong lòng, thông suốt thế sự, trong ngoài sáng rỡ, đức hạnh vượt ngoài khuôn mẫu thế gian”. Từ nhân duyên đó, Ngài được Tổ Bát Nhã Đa La, đời thứ 27 của Phật giáo Thiên Trúc truyền Y Bát làm Tổ đời 28.
Trong giới điêu khắc đá nghệ thuật thì tượng Đạt Ma là một trong những tác phẩm nghệ thuật khá khó vì một pho tượng đá đẹp Đạt Ma cần phải thể hiện được hồn tượng trong từng thế khác nhau do đó mà cần các thợ có tay nghề cứng mới có thể làm được.
Một pho tượng đá Đạt Ma Sư Tổ được gọi là đủ chuẩn khi nó tạo cho người nhìn một cảm giác siêu thực vừa thể hiện được sự mạnh mẽ vừa toát lên được tinh thần tĩnh tại của nhà Phật.
Nên đặt tượng quay mặt ra phía cửa chính hoặc những phía nhà có ảnh hưởng xấu để tránh những năng lượng không tốt. Những người làm quan chức cao cũng có thể đặt tượng Đạt Ma trong gian phòng làm việc để tăng cường thêm sức mạnh và sự ảnh hưởng của mình. Tránh đặt tượng ở những nơi thiếu tôn nghiêm … Không đặt tượng trực tiếp dưới sàn nhà/sân mà nên để trên bàn hoặc kệ.